Có nên dùng muối ăn thông tắc bồn cầu? Cách thông bồn cầu bằng muối nào dễ thực hiện? có lẽ là thắc mắc của không ít người dùng khi bồn cầu gặp tình trạng tắc nghẽn. Vậy nên, để giúp giải đáp các vấn đề trên, Thông Cống Nghẹt Uy Tín sẽ cập nhập các thông tin hữu ích nhất xoay quanh giải pháp thông tắc bồn cầu với muối ăn chi tiết dưới đây.
Thông tắc bồn cầu bằng muối có thực sự hiệu quả?.
Muối ăn chính là gia vị phổ biến ở mỗi gia đình, tuy nhiên ít ai biết muối ăn còn có tác dụng thông tắc bồn cầu tối ưu. Với tính chất axit hóa cao, muối ăn dễ dàng làm tan rã chất thải hữu cơ, mảng bám, cặn bẩn trong bồn cầu, từ đó giúp đường ống thông thoáng trở lại.
Để muối ăn phát huy được hết tác dụng, bạn nên thực hiện quá trình lặp lại nhiều lần nhằm đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bồn cầu không phải nghẹt do chất thải hữu cơ, tác nhân gây tắc nghẽn là những dị vật lớn, chất thải rắn không phân hủy, muối ăn trong trường hợp này sẽ hoàn toàn vô dụng.
Các cách thông bồn cầu bằng muối an toàn.
1. Xử lý tắc bồn cầu với muối và nước sôi
Chỉ với muối và nước sôi, bạn vẫn có thể thông tắc bồn cầu hiệu quả, đẩy lùi mọi cặn bẩn, mảng bám ra khỏi đường ống nhanh chóng với cách thực hiện đơn giản:
- Bước 1: Cho 1 lượng muối ăn vừa đủ vào miệng cống bồn cầu (trọng lượng khoảng 1 bát muối ăn)
- Bước 2: Đun sôi 1 – 2 lít nước nóng ở nhiệt độ 70 độ C, sau đó đổ trực tiếp xuống bồn cầu để dội sạch chất thải xuống bể phốt
- Bước 3: Nhấn xả nước bồn cầu thêm 1 vài lần để kiểm tra tốc độ thoát nước cũng như vệ sinh lại bồn cầu 1 lần nữa.
2. Thông tắc bồn cầu bằng muối và baking soda
- Bước 1: Trộn đều muối và baking soda theo tỉ lệ 1:1 hoặc điều chỉnh tỷ lệ sao cho phù hợp với kích thước đường ống nước thải trong bồn cầu
- Bước 2: Từ từ đổ hỗn hợp trên xuống miệng cống bồn cầu cho đến khi thấy miệng cống xuất hiện bọt khí thì dừng lại
- Bước 3: Đậy nắp bồn cầu khoảng 15 – 30 phút, sau đó tiếp tục đổ thêm 1 – 2 lít nước nóng 60 độ khi nhận thấy phản ứng kết thúc
- Bước 4: Nhấn xả nước bồn cầu thật mạnh để cuốn trôi và loại bỏ hoàn toàn mọi tác nhân gây tắc nghẽn bồn cầu xuống bể chứa.
3. Muối và giấm ăn
Ngoài baking soda, muối ăn có thể kết hợp với giấm ăn để tạo nên chất axit có hoạt tính cao, dễ dàng đánh tan mọi chất thải cứng đầu trong bồn cầu như dầu mỡ, thức ăn thừa, cặn bẩn,…
- Bước 1: Chuẩn bị muối và giấm ăn theo tỉ lệ 1 : 2 (tức là 1 bát muối và 2 bát giấm)
- Bước 2: Nhẹ nhàng rắc muối xuống đường ống nước thải bồn cầu bị nghẹt, sau 5 phút thì tiếp tục đổ thêm giấm ăn vào bồn cầu
- Bước 3: Tiếp tục đợi thêm khoảng 6 – 8h để chất mới tạo ra thấm đều và phân hủy chất thải trong đường ống nước thải hiệu quả
- Bước 4: Nhấn xả mạnh nước bồn cầu 1 – 2 lần để kiểm tra lưu lượng nước có chảy đều không. Nếu tốc độ chảy vẫn chậm, bạn hãy đổ thêm 1 ít nước nóng 70 độ xuống bồn cầu để hỗ trợ đánh bay vết bẩn.
Lưu ý khi thông tắc bồn cầu bằng muối?.
- Căn chỉnh trọng lượng nguyên liệu phù hợp, vừa giúp thông tắc tối ưu, tiết kiệm ngân sách
- Tuyệt đối không áp dụng thông bồn cầu với muối nếu trước đó đã từng sử dụng hóa chất chuyên dụng
- Nước sôi khi dội xuống bồn cầu không được quá nóng, chỉ khoảng 60 – 70 độ C, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hình dạng đường ống nước thải cũng như men sứ ở bồn cầu
- Khẩu trang và găng tay là những vật dụng bảo hộ không thể thiếu, giúp bạn hạn chế những nguy hại từ vi khuẩn
- Muối ăn, giấm hay baking soda đều sẽ không có kết quả đối với các tác nhân gây tắc nghẽn là chất thải không phân hủy.
Trường hợp đã thử nhiều cách thông tắc bồn cầu với muối, nhưng kết quả vẫn không tốt, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của đơn vị thông tắc cống chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn cao sẽ xử lý tốt nhất cho bạn.